Cac mẹ lưu ý khi con xuất hiện 12 triệu chứng này không nên xem nhẹ
Sốt cao, đau đầu, đau dạ dày hoặc xuất hiện nốt ban bất thường ở trẻ là những triệu chứng mà các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ. Vì có thể đây là những triệu chứng cảnh báo bất thường nào đó về sức khỏe ở trẻ.
Sốt cao
Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu sốt trên 38 độ C, trẻ 3-6 tháng tuổi sốt 38,4 độ C và trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi sốt trên 38,5 độ C. Thì nên hạ sốt cho bé bằng cách chườm nóng đồng thời cho bé bú nhiều hoặc uống nhiều nước. Và nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Vì có thể nguyên nhân gây sốt là do trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn nào đó chẳng hạn như trùng đường tiểu sau đó lây lan sang khắp cơ thể. Không nên để tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị mất nước, nguy hiểm hơn có thể sốt cao kéo dài, co giật nguy hiểm đến tình mạng của bé.
Sốt kéo dài quá 5 ngày
Nếu trẻ có biểu hiện sốt khó hạ, kéo dài quá 5 ngày cha mẹ cũng không nên xem nhẹ. Thông thường sốt do vi rus chỉ kéo dài trong vòng 5 ngày sẽ tự mất đi. Nhưng nếu tình trạng kéo dài có thể trẻ đang gặp một vấn đề nào đó như viêm phổi do vi khuẩn, trẻ phải được điều trị bằng kháng sinh mới khỏi được bệnh - Alanna bác sĩ Nhi khoa bệnh viện Nhi Orangetown Mỹ cho biết.
Sốt kèm đau đầu
Trẻ sốt cao kèm cứng cổ hoặc phát ban hay xuất hiện các vết bầm tím như đốm nhỏ. Lúc này, cần cho bé đi gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là triệu chứng cho biết bé đang bị viêm màng não cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Nổi ban hình vòng tròn
Trẻ xuất hiện nốt ban giống đốm đen trong mắt hình vòng tròn mà không biến mất khi bạn ấn nhẹ vào da hoặc da bị bầm tím quá mức. Nốt ban hình vòng là biểu hiện của bệnh Lyme phải được các bác sĩ can thiệp ngay. Riêng những vết bầm tím lan rộng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị rối loạn máu. Ngoài ra, nốt ban xuất hiện kèm với khó thở, có thể là trẻ đang bị dị ứng cũng cần cân thiệp sớm.
Xuất nốt ruồi bất thường
Nếu trên người bé xuất hiện nốt ruồi có những thay đổi bất thường thì nên thông báo cho bác sĩ ngay. Vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
Đau dạ dày đột ngột
Nếu trẻ có dấu hiệu bị đau ở bụng dưới bên phải, những cơn đau xuất hiện đột ngột đạu quặn thắt. Lúc này bạn có thể yêu cầu bé nhảy lên nhảy xuống nếu bé đau đớn có nghĩa trẻ bị đau ruột thừa. Thông thường những cơn co thắt ruột thừa thường bắt đầu từ xung quanh rốn sau đó di chuyền sang bên phải. Nếu trẻ bị vi rus dạ dày thường kèm theo triệu chứng bị sốt, đau bụng và tiêu chảy - bác sĩ Brown chia sẻ. Tuy nhiên trẻ bị viêm ruột thừa cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự. Lúc này bạn nên nhanh chóng đưa con nhập viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ dưới 4 tuổi nếu bị đau dạ dày các cơn đau thường kéo dài từ 20-60 phút kèm nôn mửa, xuất hiện phân trong máu, phân sống… nên đưa trẻ đi viện ngay.
Đau đầu kèm nôn
Nếu trẻ có dấu hiệu bị đau đầu vào buổi sáng mỗi khi thức dậy kèm nôn mửa đây là dấu hiệu của chứng đau nửa đầu. Mặc dù triệu chứng này không nguy hiểm nhưng nếu trẻ bị đau lặp lại nhiều lần trong ngày nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Số lần đi tiểu giảm
Môi khô, thóp phẳng ở trẻ sơ sinh, da khô, kèm nôn mửa, tiêu chảy là những dấu hiệu cho biết trẻ đang mất nước trầm trọng. Lúc này cũng nên nhanh chóng đưa con đi viện để được truyền nước và can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
Môi màu xanh
Môi xuất hiện màu xanh kèm thở mệt nhọc, thở hổn hển, thở rít là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp các vấn đề về hô hấp có thể là dị ứng thời tiết, hen suyễn, viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản. Cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp và dứt điểm sớm tránh trở thành mãn tính về sau.
Mặt sưng
Khi trẻ xuất hiện triệu chứng mặt bị sưng kèm sưng lưỡi, hoa mắt, nôn mửa, ngứa ngáy là triệu chứng của sốc phản vệ thuốc hoặc kháng sinh. Lúc này, cũng nên nhanh chóng đưa con đi bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nôn sau khi té ngã
Trẻ bị dưới 6 tháng tuổi nếu có dấu hiệu mất ý thức, nôn mửa hoặc xây xước trên người thì đây là triệu chứng trẻ bị tổn thương não sau khi bị té ngã. Cần được các bác sĩ can thiệp sớm kẻo nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Chảy máu khó cầm
Khi trẻ bị vết thương hở nhẹ nhưng lại chảy máu quá nhiều, sau khi hoàn thành sơ cứu và cầm máu ban đầu bạn nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ tiến hành cầm máu. Nếu để tình trạng kéo dài trẻ sẽ bị mất máu rất nguy hiểm.
Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids
- Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
- Website: www.vinakids.vn
- ĐT: 024 6666 1357/0988609664
- Email: lienhe@vinakids.vn
Mời bạn đăng nhập để bình luận
Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này