Cách phân biệt cảm, cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang ở trẻ
Bài viết sẽ tổng hợp lại các biểu hiện và phân biệt các chứng cảm, cúm, viêm mũi, viêm xoang… bé hay gặp để các mẹ biết khi nào nên điều trị tại nhà, khi nào nên đến gặp bác sĩ nhé!
Không một em bé nào lớn lên mà không phải trải qua những lần bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, cúm, cảm… Ông bà nội ngoại khi thấy cháu sụt sịt không khỏi thì hay giục bố mẹ cho đi khám và chắc chắn sau đó bé rất dễ phải uống nhiều thuốc, đặc biệt là kháng sinh.
Trước hết, bạn nên biết rằng hắt hơi, sổ mũi hay nghẹt mũi không phải là bệnh. Đây là biểu hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể trước một số tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, virus, thay đổi thời tiết, môi trường sống…). Các biểu hiện này có nhiều điểm khá giống nhau nên mọi người thường hay nhầm lẫn, tự ý đi mua thuốc và điều trị không đúng cách. Như bản thân mình từng có 2 năm liền uống no nê các loại paracetamol (dạng viên, nước, sủi…) mà sau này mới biết là mình bị viêm mũi dị ứng.
Đối với trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, do khả năng giao tiếp còn hạn chế nên bé khó có thể mô tả chính xác tình trạng, cảm giác khó chịu của bản thân cho cha mẹ. Người lớn cần theo dõi và phân biệt được các triệu chứng của cảm, cúm, dị ứng, viêm xoang… để có hướng điều trị đúng cho trẻ ngay từ đầu.
Tất nhiên, để biết chính xác bé đang ở tình trạng nào nào, bố mẹ nên cho bé đi khám và tuân theo những kết luận cuối cùng của bác sĩ. Tuy vậy, người nhà có thể phán đoán từ nguyên nhân và phân biệt các chứng trên căn cứ theo những dấu hiệu đi kèm sau:
Ngạt mũi sơ sinh |
Trẻ sơ sinh chỉ bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, nguyên nhân có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hoàn toàn khỏi đường hô hấp của trẻ. Với trường hợp này, mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý , hiện tượng này sẽ tự hết sau một vài ngày. |
Cảm lạnh thông thường |
Bé bị chảy nước mũi kèm theo hắt hơi, họng đau, đau nhức cơ thể và hơi sốt nhẹ; đây là biểu hiện của Cảm lạnh thông thường (hay Viêm mũi họng, Sổ mũi cấp)… là do các chủng virus Rhinovirus gây ra và sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Mẹ chỉ cần rửa mũi cho bé bằng nước muỗi sinh lý, cho bé ngủ gối đầu hơi cao chút để dễ thở hơn, kết hợp dùng các mẹo dân gian để trị cảm. |
Cảm cúm (Tiếng Anh: Flu) |
Bé bị chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn… như vậy là bé đã bị Cúm. Bệnh Cúm này do siêu vi trùng có nguồn gốc động vật gây ra, thường xảy ra theo mùa (tháng 11- tháng 4 hàng năm), kéo dài hơn chứng cảm lạnh thông thường và dễ gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh Cúm này có thể điều trị tại nhà nhưng cần theo dõi chặt chẽ và cho bé đi viện khi cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp, thậm chí là gây tử vong. |
Dị ứng( Allergies) |
Chảy nước mũi, hắt hơi, mắt ngứa và chảy nước mắt… vào những thời điểm giao mùa trong năm như: mùa hoa nở hoặc khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm… sẽ gây nên Viêm mũi dị ứng. Lúc này mình không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời. |
Viêm xoang |
Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (bị cả ngày và đêm), đau ở xương gò má hoặc một bên sống mũi, sốt nhẹ. |
Dị vật trong mũi |
Bé bị chảy nước mũi ở một bên. Đôi khi dịch mũi có mùi khá khó chịu. Lúc này bé cần được đưa tới gặp bác sĩ ngay lập tức để lấy dị vật đó ra khỏi mũi. |
Khi nào các mẹ nên cho con đi khám?
Thông thường thì không cần lôi con tới bác sĩ mỗi khi bé bị sổ mũi, bố mẹ có thể cho bé ăn thức ăn lỏng, rửa mũi tại nhà… là đủ. Mẹ chỉ nên cho con đi khám khi:
· Viêm mũi và sốt cao trên 2 ngày
· Có những triệu chứng Cúm kèm theo người lạnh, run, đau người, sốt, nôn trớ, tiêu chảy.
· Có dị vật trong mũi
Cần cho bé nhập viện ngay lập tức, khi:
· Bé thở nhanh bất thường
· Thở rên, rít, khò khè
· Co thắt lồng ngực, mũi thở phập phồng
· Môi tím tái
· Bé bỏ bú/bỏ ăn, ngủ li bì, vật vã, ngủ không yên giấc
Chắc chắn rằng nhiều bố mẹ giật mình vì lâu nay toàn tùy tiện dùng sai thuốc và chữa trị sai cách cho con… gây nhiều tác hại và làm con mình
Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids
- Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
- Website: www.vinakids.vn
- ĐT: 024 6666 1357/0988609664
- Email: lienhe@vinakids.vn
Mời bạn đăng nhập để bình luận
Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này