Những phương pháp sơ cứu tai nạn thông thường kịp thời cho bé

Những phương pháp sơ cứu tai nạn thông thường kịp thời cho bé

Nhiều ông bố bà mẹ lúng túng và không biết cách xử lý như thế nào khi bé yêu gặp phải sự cố bất ngờ. Hãy tham khảo những trường hợp dưới đây để có những sơ cứu kịp thời với bé nhé!

 

Những cách sơ cứu tai nạn thông thường kịp thời cho bé

1. Ngộ độc

Nếu bạn tin rằng bé đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ bé im cho đến khi bác sĩ đến.

Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.

Nếu bé tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.

Nếu bé nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.

2. Bỏng

Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.

Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa bé đến bệnh viện.

3. Điện giật

Bạn không được chạm vào bé nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.

Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với bé để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.

Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.

Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.

4. Hóc, nghẹn

Bé có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.

Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.

Còn không, với bé hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.

Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.

Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.

Với bé trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.

Nếu bé vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.

5. B​ất tỉnh

Nếu bé bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.

Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.

Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm bé và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực bé có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.

Đặt ngót tay lên xương ức của bé. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.

6. Chảy máu cam

Khi trẻ nhỏ bị chảy máu cam hãy cũng thực hiện cách sơ cứu sau:

–         Để bệnh nhân ngồi thẳng lưng để hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.

–         Bóp chặt mũi: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.

Lưu ý: chúng ta thường có thói quen khi chảy máu cam thường ngả đầu ra sau. Đây là điều hết sức sai lầm. Ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng, không được nuốt mà hãy đẩy chúng ra ngoài ngay lập tức.

–         Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu. Giữ đầu ở mức cao hơn tim.

–         Nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin. Bóp chặt mũi theo cách đã mô tả ở trên và gọi bác sĩ.

7. Gãy răng vĩnh viễn

Bước 1 : Đăt trẻ ở tư thế  sao cho máu trong miện không làm tắc đường thở của trẻ.

Bước 2 : Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản và cầm máu.

Bước 3 : Cố gắng tìm chiế răng bị gãy . Khi tìm được, đừng cầm chiếc răng gãy ở phần chân răng.

Bước 4 : Nếu chiếc răng bị dơ, rửa nó bằng nước thật nhẹ nhàng. Không được chà xát hay dùng thuốc sát trùng để rửa răng.

Bước 5 : Nhẹ nhàng đặt răng và lại hốc răng. Nếu trẻ biết hợp tác , bảo trẻ giữ chiếc răng đã gãy ở đúng vị trí bằng ngón tay hay khăn giấy. Không cần cố gắn lại răng sữa.

Bước 6 : Nếu thấy trẻ khó chịu hoặc chống đối lại  hoặc không  thể gắn răng trở lại, hãy bỏ răng vào một ly sữa. Nếu không có sữa thì có thể bọc răng trong một miếng vải ướt.

Bước 7 : Báo cho mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ biết ự việc để họ đưa trẻ đến nha sĩ hay bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Để có kết quả tốt nhất trẻ cần phải được nha sĩ thăm khám trong vòng 1 giờ sau khi răng bị gãy.

Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids

  • Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
  • Website: www.vinakids.vn
  • ĐT: 024 6666 1357/0988609664
  • Email: lienhe@vinakids.vn
Share:     
Mời bạn bình luận Những phương pháp sơ cứu tai nạn thông thường kịp thời cho bé

Mời bạn đăng nhập để bình luận

Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này

TOP