Tìm câu trả lời tại sao khi mang thai chân lại to
Hiện tượng chân to ra khi mang thai thì hầu như mẹ bầu nào cũng mắc phải nhưng chị em có bao giờ thắc mắc rằng tại sao lại có hiện tượng này?
Sưng phù chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến. (ảnh minh họa)
Hiện tại, mình đang mang thai tháng thứ 8 và đã tăng được 12kg. Theo bác sĩ, mức tăng cân này của mình là bình thường vì trước khi có cu Bon cân nặng của mình chỉ 43 kg. Cùng với mức tăng cân này kéo theo bao bộ phận trên cơ thể mình tăng lên trông thấy: mũi to lên là chuyện đương nhiên bên cạnh đó còn vòng ngực, mông và chân tay cũng vậy đặc biệt là đôi chân.
Một hôm đang ngồi miên man suy nghĩ mình tự thấy thắc mắc tại sao khi mang thai chân lại phải to ra? Có mẹ nào có chung thắc mắc như mình không? Thế là ngồi rảnh rồi mình lên mang tìm hiểu để cho thông được vấn đề này.
Được biết, chân to hơn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu. Điều này một phần là do quá trình tăng cân khi mang thai và hiện tượng tích nước dư thừa trong cơ thể (hay còn gọi là hiện tượng phù).
Nhưng cũng còn một lý do khác khiến chân bạn sưng to lên trong thời gian mang thai. Một loại hormone mang tên relaxin hoạt động, làm nới lỏng các khớp xung quanh xương chậu để tới lúc lâm bồn, em bé có chỗ để đi xuống ống sinh sản và vào khung xương chậu. Hormone này cũng làm nới lỏng các dây chằng ở bàn chân, gây ra hiện tượng gião xương bàn chân. Thực tế, xương bàn chân không hề to lên mà chỉ là các dây chằng giữ xương với nhau không còn được chặt chẽ như bình thường nữa.
Bạn có thể nhận thấy giày của mình chật hơn khi bước vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ và chân có thể tiếp tục tăng kích thước cho đến cuối quá trình mang thai. Hiện tượng sưng chân thường giảm bớt trong vòng một tháng sau khi sinh, nhưng những vết giãn dây chằng thì không thể khôi phục được nên đa phần, chân bà mẹ sau sinh sẽ to hơn chân lúc trước mang thai.
Vậy có cách nào để hạn chế hiện tượng này không? Chắc chắn rằng các chị em cũng như mình đều không muốn kích cỡ chân tăng lên quá nhiều khi mang thai và ngay cả sau sinh đúng không vì chứng bệnh này sẽ làm chúng ta vô cùng khó chịu.
Dưới đây là những cách để hạn chế sưng phù chân khi mang thai, các mẹ tham khảo nhé:
- Nên chú ý nghỉ ngơi, giảm số lượng công việc.
- Khi ngủ thì nên nằm nghiêng bên trái, nâng cao chân một cách thích hợp để loại trừ sức ép của tử cung đối với tĩnh mạch khoang dưới. Điều này có lợi cho sự luân chuyển máu ở tĩnh mạch chân và có tác dụng lợi tiểu.
- Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.
- Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút cũng giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.
- Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
- Không nên ăn các loại thực phẩm, món ăn có chứa lượng lớn muối.
- Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh: cải bắp, rau ngót… và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm.
- Tập thể dục đều đặn cũng giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này.
- Các động tác massage như: xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nằm trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống, đổi chân.
- Thai phụ nên đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp. Khi có điều kiện, nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.
- Khi chứng bị phù ở chân quá nặng, nên theo lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ. Khi chứng phù chân kéo dài lên đến đầu gối, nên uống thuốc lợi tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi chứng phù kèm theo biểu hiện cao huyết áp, hay đi tiểu ra albumin, thậm chí xuất hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thị lực kém… đó là biểu hiện của hội chứng cao huyết áp ở mức độ trung bình hoặc nặng, nếu thấy bệnh nghiệm trọng, thai phụ nên sớm nhập viện để điều trị.
Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids
- Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
- Website: www.vinakids.vn
- ĐT: 024 6666 1357/0988609664
- Email: lienhe@vinakids.vn
Mời bạn đăng nhập để bình luận
Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này