Cách xử lý sai lầm khi bé hóc xương cá
Hầu hết mọi người ai cũng từng bị hóc xương cá. Và cách mà ta vẫn thường xử lý đó là nuốt miếng cơm to để xương trôi xuống. Tuy nhiên, đây là cách vô cùng tai hại mà bạn không hề biết.
Bé bị hóc xương thì thời điểm ban đầu vị trí của xương là tương đối nông, thường thấy nhất là ở chỗ gần amidan, nếu như kịp thời xử lý thì sẽ lấy ra rất dễ dàng
Một lần, người anh họ của mình tới nhà chơi và ở lại ăn cơm. Cậu con trai 3 tuổi của mình rất thích ăn cá nên “ăn lấy ăn để”. Đột nhiên, trong lúc cả nhà đang vui vẻ thì cu cậu òa lên khóc và còn nôn mửa. Mình chắc chắn là bé bị hóc xương cá rồi. Thế là theo hiểu biết của mình, mình cho con ăn miếng cơm thật to để hy vọng xương cá có thể trôi xuống.
Cu cậu vừa ăn vừa khóc to. Lúc mình đang định cho bé ăn miếng thứ hai thì bị ông anh họ đi từ trong nhà vệ sinh đi ra ngăn lại. Anh họ mình là bác sĩ. Anh nói rằng, khi bé bị hóc thì đừng bao giờ cho con ăn bất cứ thứ gì để xử lý, nếu không xương có thể sẽ đâm rách thực quản và mạch máu.
Anh ấy nói với mình là mắt thường không nhìn thấy xương cá nên cần đưa bé tới bệnh viện để khám. Vì bé vẫn còn khóc to nên mình vội vội vàng vàng đưa bé tới bệnh viện gần nhà. Bác sĩ sau khi khám nội soi cho con mình, phát hiện một đoạn xương cá hình chữ s đã đâm rách thực quản và cũng tới gần động mạch bên cạnh thực quản. Sau khi được bác sĩ lấy ra mình mới thở phào một hơi dài! Nếu như không phải có anh ấy bảo chắc mình đã vô ý thức mà hại con trai bị nặng thêm rồi.
Cách xử lý cực sai lầm khi trẻ hóc xương cá
Trên đường từ bệnh viện trở về, anh họ của mình kể. Hơn 10 năm trước anh ấy có từng tiếp nhận một ca của một cậu bé 7 tuổi. Cậu bé này liên tục bị sốt cao, anh làm nhiều cách hạ sốt và uống thuốc cũng không có hiệu quả, các bác sĩ cũng không tìm được nguyên nhân. Bố mẹ cậu bé cũng cho biết rằng con không bị bệnh gì trước đó cả, tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường. Cậu bé này sau khi nằm viện hơn một tuần, đột nhiên có máu tươi từ miệng chảy ra, sau đó động mạch cổ đập yếu ớt, hơn 10 phút sau thì con bắt đầu bị hôn mê. Anh đã khẳng định với bố mẹ cậu bé rằng trước khi phát sốt con chắc chắn đã gặp chuyện gì đó khác thường và yêu cầu gia đình nhớ kỹ lại. Đến lúc này mẹ cậu bé mới kể rằng:
Buổi tối hôm trước khi con bị sốt, con có bị hóc xương cá tại cổ họng. Người mẹ này đã cho bé nuốt một miếng cơm to để cho xương trôi vào bên trong. Vì nghĩ rằng bé hóc xương cá là chuyện rất nhỏ, chỉ cần như vậy là xong, trước đây người ta toàn làm như vậy. Nhưng mà, đứa trẻ này vẫn bị đau, không thể ăn được và đến ngày hôm sau thì bắt đầu bị sốt. Người mẹ này không hề nghĩ rằng việc phát sốt này có liên quan đến việc bị hóc xương cá nên cũng cứ để vậy đến hôm sau nữa mới đưa bé đi khám xét. Quả nhiên, sau khi nghe người mẹ kể như vậy thì anh mình đã kiểm tra trong thực quản cậu bé và phát hiện đúng là có một dị vật nằm trong đó. Dị vật này chính là miếng xương cá lớn, xung quanh còn có máu. Sau đó các bác sĩ dốc hết sức cứu chữa cho đứa trẻ này nhưng vẫn thất bại.
Tại sao khi trẻ bị hóc xương cá lại không được cho trẻ nuốt bất kể thứ gì?
Khi ăn cá, bé bị hóc xương thì thời điểm ban đầu vị trí của xương là tương đối nông, thường thấy nhất là ở chỗ gần amidan, nếu như kịp thời xử lý thì sẽ lấy ra rất dễ dàng. Ngược lại, nếu cho con nuốt thức ăn lớn thì sẽ khiến xương càng vào sâu hơn, xương cá sẽ đâm xuyên qua niêm mạc, đẩy qua cổ họng rồi vào thực quản, khiến cho việc lấy ra khó khăn hơn nhiều.
Khu vực xung quanh cổ họng và thực quản có rất nhiều mạch máu, vì vậy xương cá sau khi đâm vào mạch máu sẽ gây ra xuất huyết, hoặc đâm rách niêm mạc gây ra nhiễm trùng, sưng mủ, cuối cùng có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Khi trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ nên làm gì?
1. Quan sát vị trí xương cá
Phụ huynh nên bình tĩnh bảo bé há miệng ra, và dùng đèn pin để quan sát vị trí của xương. Nếu như con há miệng ra mà có thể thấy được xương thì phải giữ nguyên không cho chúng ăn uống gì và dùng kẹp gắp ra. Nếu trong tình huống không nhìn thấy xương cá, thì tốt nhất vẫn là đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ xử lý.
2. Đối với xương cá nhỏ
Nếu bé hóc xương cá nhỏ, bạn có thể dùng ngón tay sạch sẽ của mình cho vào trong miệng con và chặn cái lưỡi lại để khiến cho bé nôn mửa ra ngoài.
3. Nếu như không biết rõ xương cá lớn hay nhỏ
Nếu không biết bé hóc xương lớn hay nhỏ, hoặc biết rõ là con hóc xương cá lớn, thì xin người lớn đừng cho trẻ nuốt thứ gì lớn vào và cũng đừng làm để bé nôn ra, mà hãy đưa chúng đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý.
Hy vọng, một số chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ khi con bạn không may bị hóc xương cá!
Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids
- Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
- Website: www.vinakids.vn
- ĐT: 024 6666 1357/0988609664
- Email: lienhe@vinakids.vn
Mời bạn đăng nhập để bình luận
Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này