Mùa hè 6 bệnh thường gặp ở trẻ sau

Mùa hè 6 bệnh thường gặp ở trẻ sau

Vào đầu mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt trong cả nước. Là cho các trẻ nhỏ đặc bệnh các trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng rất rễ mắc các bệnh như chân tay miệng, viêm não tăng mạnh… Và dưới đây là 6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè và cách phòng tránh cho trẻ.

 

6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè

1. Bệnh rôm sảy 

Nguyên nhân:

Do thời tiết nóng nực, gây hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh rất nhiều. Nếu trẻ không được tốt, đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoại da, rôm sảy sẽ dễ phát triển thành mụn mủ, nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

nhung-benh-thuong-gap-o-tre-trong-mua-he

Cách phòng tránh:

- Thường xuyên tắm và vệ sinh cho bé. Bạn có thể dùng các loại lá như: rau diếp cá, lá kinh giới... có tính mát để tắm cho bé trong mùa hè.

- Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn.

- Cho trẻ uống nhiều nước.

- Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắc đường thoát mồ hôi, dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.

2. Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân:

- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì thời điểm này ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Triệu chứng nổi bật: số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); buồn nôn hay nôn.

- Hoặc có thể do trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…

Cách phòng tránh:

- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, nếu bé một ngày đi 3 - 5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ. Cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho bé.

- Thường xuyên tắm cho bé và vệ sinh cho bé hàng ngày.

- Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị.

3. Bệnh chân tay miệng 

Nguyên nhân:

Thời tiết nóng nực, gây đau họng, sổ mũi, đó là nguyên nhân bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3- 5 ngày. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ.

Cách phòng tránh:

- Thường xuyên vệ sinh, tắm cho trẻ sơ sinh.

- Hiện tại chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ nên mẹ hãy chú ý các biện pháp phòng ngừa. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị cho trẻ.

nhung-benh-thuong-gap-o-tre-trong-mua-he

4. Bệnh viên màng não 

Nguyên nhân 

- Do thời tiết nóng nực gây nên và do trẻ mắc bệnh chân tay miệng biến chứng thành bệnh viên màng não ở trẻ.

Cách phòng tránh 

- Các ông bố bà mẹ cần vệ sinh cho bé tốt, tránh tình trạng trẻ mắc bệnh chân tay miêng.

- Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh viên màng não hãy mang trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

5. Bệnh sởi 

Nguyên nhân

- Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp.

- Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.

nhung-benh-thuong-gap-o-tre-trong-mua-he

Cách phòng tránh 

- Bạn hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin sởi.

Ngoài 6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè còn một số bệnh khác như ngộc độc thực phẩm và say nắng ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

6. Bệnh sốt xuất huyết 

Nguyên nhân:

- Do muỗi đốt mang virus bệnh sốt xuất huyết gây ra .

Dấu hiệu

- Trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.

- Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.

- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.

- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).

- Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Cách phòng tránh 

- Mắc màn cẩn thận trước khi đi ngủ, vệ sinh giường của trẻ thường xuyên.

- Nếu trẻ mắc bệnh, gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids

  • Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
  • Website: www.vinakids.vn
  • ĐT: 024 6666 1357/0988609664
  • Email: lienhe@vinakids.vn
Share:     
Mời bạn bình luận Mùa hè 6 bệnh thường gặp ở trẻ sau

Mời bạn đăng nhập để bình luận

Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này

TOP