Sạc điện thoại có nguy hiểm gì đối với trẻ
Nếu sạc điện thoại của bạn hư hỏng, hàng kém chất lượng, tay chân ướt, rất có thể con bạn sẽ bị điện giật khi nghịch món đồ này. Vì vậy các bậc phụ huynh cần cảnh giác với vật dụng này đối với trẻ.
Gần đây có rất nhiều những vụ tai nạn khi dùng điện thoại đang sạc pin, mà điển hình nhất là vụ một em bé 13 tuổi, ở Quảng Ngãi tử vong, đây là hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của các thiết bị sạc với các bé.
Theo các chuyên gia, người sử dụng điện thoại di động bị điện giật chủ yếu liên quan đến thiết bị sạc pin. Nguyên nhân trực tiếp là do khi sạc pin điện thoại bị truyền điện ra vỏ hoặc viền của thiết bị di động, nhất là các loại điện thoại có vỏ kim loại, chất dẫn điện tốt. Khi người dùng tiếp xúc với phần kim loại của điện thoại, điện truyền qua người và khép mạch xuống đất, gây nên tình trạng điện giật.
Nếu điện áp càng cao, mức độ nguy hiểm với người sử dụng càng lớn. Theo nghiên cứu, điện áp 24V và dòng điện 10mA trở lên có thể gây ra trường hợp tử vong. Khi dòng điện đạt ngưỡng 25mA, người bị điện giật không thể rời tay ra khỏi vật dẫn điện.
Thông thường, thiết bị sạc điện thoại được cấu tạo có đầu vào 220V, đầu ra 5V. Nếu đúng theo tiêu chuẩn, điện áp đầu ra rất thấp, tức 5V, không thể gây tổn thương cho người sử dụng như bỏng hay chết người.
Tuy nhiên, khi thiết bị này không đảm bảo yêu cầu an toàn cách ly nguồn điện hoặc bị hư hỏng phần cách điện bên trong, phần đầu ra có thể sẽ được nối thông điện với phần đầu vào. Tức điện áp đầu ra sẽ chính là điện áp nguồn 220V thay vì 5V.
Khi đó, ngoài khả năng gây cháy điện thoại do điện áp cao, người sử dụng có thể bị điện giật nếu chạm vào. Đặc biệt là khi tay ướt, dính mồ hôi, chân trần chạm đất, thì bạn sẽ bị điện giật, những người này có thể bị mất tri giác, tay cầm chặt vật dẫn điện không rời ra được, và khi dòng điện qua người đủ lớn và thời gian tiếp xúc đủ lâu thì cái chết sẽ xảy ra.
Hiện nay rất nhiều gia đình sử dụng khá nhiều các thiết bị sạc, từ điện thoại di động cho đến máy tính bảng, máy tính xách tay... Đặc biệt các thiết bị sạc thường xuyên ở trong tầm của con nhỏ, như ở trên giường, bàn, nơi bé vui chơi. Thậm chí có người còn để con chơi với điện thoại đang sạc hoặc nhờ con bé sạc hộ hoặc rút hộ điện thoại.
Nhiều trường hợp người lớn sạc điện thoại xong không rút sạc ra, bé đang tập bò, mới biết đi có thể cho bất cứ thứ gì vào miệng, và vô tình cái sạc vẫn đang cắm vào ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho con.
Các bé cũng rất hiếu động, tay chân lúc nào cũng ra mồ hôi, bẩn, người dính nước. Khả năng xử lý tình huống của con cũng không như người lớn nên dễ xảy ra tai nạn hơn nhiều.
Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, chuyên gia khuyến cáo:
- Bạn hãy chọn sử dụng thiết bị chính hãng đã qua kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và đảm bảo an toàn.Nguy cơ bị giật dễ xảy ra khi dùng các bộ sạc không đạt tiêu chuẩn hoặc không tương thích cho điện thoại của bạn. Một số bộ sạc nhái không có những quy chuẩn thích hợp, còn có khả năng gây bỏng hay điện giật cho người sử dụng hoặc gây hỏa hoạn.
- Bạn không nên vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại.
- Khi phát hiện có dấu hiện rò rỉ điện ra vỏ thiết bị di động dù ít, hay nhiều bạn cũng cần phải cảnh giác.
- Hạn chế cho các bé sử dụng điện thoại di động.
- Đặc biệt, không nên để con có thói quen tự sạc pin mỗi khi thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad, máy tính xách tay hết pin.
Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids
- Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
- Website: www.vinakids.vn
- ĐT: 024 6666 1357/0988609664
- Email: lienhe@vinakids.vn
Mời bạn đăng nhập để bình luận
Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này