Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, mẹ chớ nên lơ là

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, mẹ chớ nên lơ là

Có thể nói, một trong những vấn đề về sức khỏe mà trẻ sơ sinh hay gặp phải chính là hiện tượng ngạt mũi kèm theo đó là thở khò khè. Đây có thể là dấu hiệu khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi sẽ khiến bé khó thở, bỏ bú và thường quấy khóc. Điều này đẫn đến việc trẻ bị thiếu oxy và nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.

Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm đường hô hấp

Hiện tượng nghẹt mũi thông thường là dấu hiệu bé bị cảm lạnh và nếu được chăm sóc kỹ thì sau khoảng 5 – 6 ngày là sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghẹt mũi có kèm theo chứng thở khò khè ở mức độ nặng thì rất có thể bé đã bị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Do đó, lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý.

Làm gì khi tẻ bị ngạt mũi


Trẻ bị ngạt mũi thường kèm theo một số triệu chứng như trẻ thở khó khăn, khó ngủ, thường chảy nhiều nước mũi, ho hoặc hắt hơi liên tục, khô và đau rát họng. Chất nhầy ở mũi chảy xuống làm vướng họng khiến trẻ bị nôn trớ và hay ho, khi bú hoặc ăn dặm cũng dễ bị sặc dễ làm sức khỏe bé giảm sút.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?

– Trước tiên, bố mẹ nên làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách sử dụng dung dịch nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh có bán rất nhiều ở các hiệu thuốc như natri clorid có nồng độ muối sinh lý 0,9%. Bạn nhỏ 2 đến 3 giọt vào trực tiếp lỗ mũi của trẻ. Khi nhỏ có thể bế trẻ nằm ngửa sau đó chờ vài phút rồi làm sạch mũi bằng bông ngoáy tai.

– Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút nước nhầy ra khỏi mũi bé. Sau khi sử dụng xong mẹ nên vệ sinh sạch dụng cụ để đảm bảo vệ sinh.– Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức độ nóng. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực, sau đó mẹ rửa sạch đường mũi của bé.

– Khi trẻ bị ngạt mũi, theo phản xạ tự nhiên thì bé sẽ thở bằng đường miệng, điều này có thể làm bé bị mất nước. Do đó, mẹ hãy nhớ đảm bảo nguồn nước cho trẻ bằng việc cho bé bú thêm.

– Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi không thở tốt bằng mũi nên sẽ quấy khóc. Do đó, mẹ nên dỗ dành, vỗ về sẽ giúp bệnh của trẻ mau hồi phục hơn.

Những điều bố mẹ không nên làm khi trẻ bị ngạt mũi

– Không nên cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc chữa ngạt mũi nào, thay vì giúp làm giảm triệu chứng thì thuốc có thể gây nguy hiểm cho bé.

trẻ bị Ngạt mũi

– Không nên dùng miệng hút mũi cho trẻ. Việc làm này không vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh khác.

– Ngoài nước muối sinh lý natri clorid, cha mẹ không nên dùng các loại thuốc nhỏ mũi không rõ nguồn gốc và cũng không nên dùng các loại thuốc kháng sinh để trị nghẹt mũi cho trẻ vì có thể gây ngộ độc.

– Đừng nên chữa nghẹt mũi cho bé bằng mẹo dân gian như nhỏ nước tỏi, hung khói bồ kết,… vì nước tỏi nếu không sử dụng đúng cách có thể làm bỏng niêm mạc của con, gây các bệnh về mũi như viêm mũi dị ứng hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây chứng viêm xoang,…

Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids

  • Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
  • Website: www.vinakids.vn
  • ĐT: 024 6666 1357/0988609664
  • Email: lienhe@vinakids.vn
Share:     
Mời bạn bình luận Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, mẹ chớ nên lơ là

Mời bạn đăng nhập để bình luận

Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này

TOP