Khi mang thai các bạn cần biết những điều sau

Khi mang thai các bạn cần biết những điều sau

Xin chào các bà mẹ bầu, hôm nay em xin phép được tổng hợp lại các bài viết về giai đoạn mang thai, sinh nở, nuôi con để các mẹ theo dõi dễ dàng hơn nhé!

Tổng hợp những điều cần biết khi mang thai!!!

 

1. Axit Folic

cần thiết trong giai đoạn từ trước khi mang thai đến giai đoạn đầu

Chất dinh dưỡng không thể thiếu khi mang thai là axit folic.

Axit folic là một vitamin thuộc nhóm B được phát hiện có trong rau bó xôi và có nhiều trong lá cây. Chất này không thể thiếu được trong việc tạo hồng cầu, phân bào và sinh trưởng của tế bào. Bên cạnh đó, axit folic được coi là loại vitamin cần thiết có hiệu quả phòng ngừa khiếm khuyết quá trình đóng kín ống thần kinh (chẳng hạn như chứng nứt đốt sống) ở trẻ sơ sinh, và hiện đang rất được quan tâm.

Điều tra cho thấy rằng axit folic có tác dụng làm giảm rõ rệt tỷ lệ trẻ sơ sinh bị mắc khuyết tật trên khi bà mẹ tiếp nhận đủ lượng axit folic cần thiết từ trước khi mang thai một tháng cho đến khi thai 3 tháng tuổi.

Trong quá trình chuyển hóa axit amino, axit folic hoạt động như một enzyme phản ứng C1, chẳng hạn như kết hợp cùng với cobalamin (vitamin B12) để methyl hóa homocysteine thành methionine. Ngoài ra, cùng với cobalamin, axít folic cũng có liên quan đến sự hình thành hồng cầu.

Thiếu axít folic gây bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, tăng lượng homocysteine trong huyết tương, và là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp, nghẽn mạch, v.v... Thiếu axít folic ở thai phụ sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non, sinh trẻ thiếu cân hoặc sinh trẻ mắc khiếm khuyết hệ thần kinh như: nứt đốt sống, quái thai không não, thoát vị não, v.v... Tỷ lệ phát sinh khiếm khuyết quá trình đóng kín ống thần kinh bẩm sinh khác nhau tùy theo địa phương. Nguyên nhân chính của hiện tượng này được suy đoán là vì có sự chênh lệch lượng tiếp nhận axit folic do khác biệt về chế độ ăn uống.

Về việc giảm nguy cơ phát sinh khuyết tật ống thần kinh, người ta cho rằng axit folic có thể giảm được từ 50 ~ 70% nguy cơ này. Bên cạnh đó, axit folic cũng tác dụng giảm nhẹ chứng ốm nghén, chóng mặt trong thời kỳ đầu mang thai.

Liều lượng axít folic khuyên dùng mỗi ngày là 400 ~ 800 mcg. Não bộ và xương sống của thai sẽ khép kín trong vòng 28 ngày kể từ khi thụ tinh, nên thai phụ cần phải dùng hàng ngày liên tục từ trước khi mang thai hơn 1 tháng cho đến khi mang thai 3 tháng. Bữa ăn thường ngày khó có thể cung cấp đủ lượng axit folic cần thiết nên cũng có thể dùng thuốc cho tiện. Nhưng nếu chỉ dùng riêng mỗi axit folic thì có thể thiếu vitamin B12 nên tốt nhất là dùng thuốc có cả nhóm vitamin B hoặc vitamin tổng hợp.

2.Canxi

Canxi là chất dinh dưỡng rất quan trọng cho việc hình thành hệ xương và răng của thai nhi.

Người ta cho rằng trong khi mang thai, lượng canxi trong xương của thai phụ bị giảm xuống. Đó là vì cơ thể của mẹ cung cấp toàn bộ canxi cần thiết để tạo xương cho thai nhi. Còn thai nhi hấp thụ canxi đủ lượng cần thiết cho mình từ cơ thể của mẹ, không phụ thuộc vào trạng thái cơ thể của mẹ.

Trong khi mang thai, cơ thể tiết ra nhiều estrogen từ nhau thai thúc đẩy việc hình thành xương để phòng chống thiếu canxi. Lượng canxi lấy từ thức ăn và đưa vào trong máu sẽ được hấp thụ và tích luỹ trong xương. Trong khi đó, nếu nồng độ canxi trong máu giảm xuống thì canxi sẽ chảy ra từ xương vào trong máu để duy trì ổn định nồng độ đó. Vì vậy, lượng canxi vào trong xương mà không đủ, thì chỉ có canxi chảy ra ngoài từ xương, nên sẽ gây bệnh loãng xương, chứng bệnh xương bị giòn, dễ gãy.

Để hoạt động nêu trên được tiến hành thuận lợi, phải ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan tâm tới lượng canxi kết hợp với vận động vừa phải.[/SIZE][/FONT]

3.Kẽm

Kẽm, nguyên tố vi lượng thiết yếu, là thành phần cấu tạo nhiều loại enzyme xúc tác trong các phản ứng chuyển hóa cho cơ thể sống.

Kẽm có vai trò thúc đẩy sự tổng hợp DNA và RNA, đặc biệt quan trọng cho các mô có tốc độ chuyển hóa nhanh chóng như cơ quan tiêu hóa, gai vị giác, da, v.v.... Thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, kẽm có ảnh hưởng đặc biệt đến sự tăng trưởng và phát triển cơ thể, sự hình thành và phát triển hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh.

Thiếu kẽm giai đoạn cuối thai kỳ hoặc thời kỳ đầu sau khi sinh sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng DNA và RNA, trọng lượng bộ não của trẻ sơ sinh. Thiếu kẽm sau khi sinh cũng làm hạn chế sự tăng trưởng và phát triển sinh hóa cho chân hải mã (hippocampus) và tiểu não của trẻ. Nếu thiếu kẽm mức độ nặng khi mang thai có nguy cơ gây khiếm khuyết ống thần kinh, quái thai không não, thủy đậu ở trẻ.

4.Vitamin K

Vitamin K là vitamin phòng ngừa xuất huyết.

Như chúng ta biết, thiếu vitamin K cản trở sự sản sinh bình thường của prothrombin, nguyên tố đông máu ở gan. Tình trạng của trẻ mới sinh ra phân có màu đen, và xuất huyết nội sọ là do thiếu vitamin K trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, gần đây người ta đã chứng minh vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành bộ xương bằng cách tổng hợp osteocalcin, chất tham gia hình thành các xương. Bạn hãy chú ý ăn đủ lượng vitamin K hàng ngày ngay từ khi có thai.

5.Bêta-carôten

Bêta-carôten có tác dụng loại bỏ oxy hoạt tính và gốc tự do.Bêta-carôten là một trong nhóm carotenoid, dạng tiền vitamin A. Nó chỉ được chuyển thành vitamin A với một lượng vừa đủ cần thiết, nên hầu như không có nguy cơ tiếp nhận lượng quá nhiều.

Không chỉ là tiền chất của vitamin A, Bêta-carôten cũng có tác dụng như là chất làm kích hoạt "SOD (superoxide dismutase)" là loại enzyme phân hủy "oxy hoạt tính" - được coi là nguyên nhân gây ung thư. Oxy là chất không thể thiếu được đối với con người, nhưng khi oxy được kích hoạt bởi enzyme trong cơ thể sống, thì sản sinh ra oxy hoạt tính có khả năng phản ứng cao. Oxy hoạt tính kết hợp với chất béo, rồi làm mất hydrogen để sản sinh gốc tự do. Oxy hoạt tính và gốc tự do có hại cho các mô. Nó được coi làm lão hoá hoặc ung thư hoá các mô, là nguyên nhân bệnh xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường ở người lớn, chứng viêm, bệnh tự miễn, v.v...

Bên cạnh đó, nó cũng gây tổn thương DNA của gen.

6.DHA giúp phát triển não và võng mạc của thai nhi

Chất béo là chất dinh dưỡng rất quan trọng, là nguồn năng lượng để duy trì thai và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, so với chất bột, giá trị năng lượng trên một đơn vị trọng lượng của chất béo rất cao, nên ăn chất béo quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì. Vì vậy, khi mang thai bạn cần phải lưu ý cả về số lượng và chất lượng của chất béo.

Tuy nhiên, cũng có loại chất béo nên tích cực ăn – đó là axít béo thiết yếu. Axít béo thiết yếu có trong dầu ăn là chất dinh dưỡng không thể thiếu được. Axít béo thiết yếu gồm có 2 loại: axít linoleic và axít α-linolenic. Các chất này là nguyên liệu tạo màng tế bào và hoóc môn, vì vậy nó có liên quan tới hầu hết các chức năng trong cơ thể. Thế nhưng, 2 loại axít béo nói trên không được tổng hợp trong cơ thể mà phải lấy từ thức ăn. Chính vì vậy, chúng được gọi là axít béo "thiết yếu".

Axít α-linolenic, là axit béo không no đa nối đôi (thuộc nhóm omega 3), sản sinh ra axít docosahexaenoic (DHA) và axít eicosapentaenoic (EPA) trong cơ thể. DHA giúp cho não, võng mạc và hệ thần kinh trung ương của người phát triển. Cũng có báo cáo cho rằng nếu tiếp nhận nhiều DHA sẽ rất hiệu quả cho sự phát triển não của thai nhi. Bên cạnh đó, DHA cũng có tác dụng như: phòng ngừa nghẽn mạch máu, giảm lượng béo trong máu, hạ huyết áp, tăng thị lực, kháng viêm, chống dị ứng, chống ung thư, cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa rụng tóc, v.v....

Axít linoleic, là axit béo không no đa nối đôi (thuộc nhóm omega 6), sẽ chuyển hóa thành axít arachidonic qua phản ứng khử bão hòa và phản ứng kéo dài chuỗi Carbon.

Các axit béo không no đa nối đôi nói trên sẽ chuyển hoá thành các chất có hoạt tính sinh lý (được gọi là eicosanoids) như prostaglandin, leukotriene để điều tiết phản ứng sinh lý một cách đa dạng. Các chất này cũng điều tiết nhiều đối với sự kết tập tiểu cầu, co dãn động mạch và phế quản, độ dính của máu.

7.Sắt - nhu cầu tăng lên khi mang thai

Sắt là một loại chất khoáng vi lượng (chất vô cơ). Trong cơ thể, nó có trong hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ, ferritin của gan dưới dạng kết hợp với chất đạm. Trong máu, sắt là thành phần hemoglobin của hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, việc sản xuất hồng cầu sẽ bị ngăn cản và xuất hiện chứng thiếu máu.

Trong thời gian mang thai cần rất nhiều sắt, để bổ sung lượng mất đi do bài tiết tự nhiên, tạo máu trong cơ thể của thai phụ, cung cấp cho thai hoặc nhau thai, v.v...

Nếu không lấy đủ lượng sắt từ khẩu phần ăn, thì phải lấy từ lượng sắt tích lũy trong cơ thể, nên thai phụ hay bị thiếu máu. Thai nhi tích cực lấy sắt qua nhau thai. Đặc biệt ở cuối thai kỳ, vì lưu lượng máu tăng và thai nhi phát triển mạnh nên nhu cầu về sắt tăng lên tới 7 ~ 10 mg (WHO)/ngày. Thiếu máu trong khi mang thai có thể gây ra nguy cơ sinh non, sinh trẻ thiếu cân nặng, sinh thai chết lưu, trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn điều tiết thân nhiệt, giảm khả năng miễn dịch, v.v...Vì vậy việc cung cấp đủ lượng máu trong khi có thai là rất quan trọng.

Sắt chứa trong thức ăn chia làm 2 loại: sắt phi heme - chứa nhiều trong rau, ngũ cốc, sò, ốc, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng, v.v... và sắt heme - chứa nhiều trong thịt, gan, phần thịt đen của cá, v.v... Sắt heme có khả năng được hấp thụ trong cơ thể cao hơn, nhưng tỷ lệ hấp thụ từ thức ăn không cao, trung bình chỉ khoảng 10%. Nếu ăn chung với chất đạm động vật, thì tỷ lệ hấp thụ sắt phi heme cũng tăng. Tương tự như vậy, khi đưa sắt cùng với vitamin C (axít ascorbic) vào cơ thể, sẽ hình thành hỗn hợp tan và kích thích hấp thụ sắt.

Trong khi đó, nếu tiếp nhận quá nhiều chất xơ không tan như cellulose, axít phytic chứa trong ngũ cốc nguyên vỏ, axít oxalic trong rau màu xanh như rau bó xôi, tanin chứa trong cà phê, trà đen, v.v... thì việc hấp thụ sắt sẽ kém đi. Bạn hãy lưu ý khi ăn các món ăn chung.

Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids

  • Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
  • Website: www.vinakids.vn
  • ĐT: 024 6666 1357/0988609664
  • Email: lienhe@vinakids.vn
Share:     
Mời bạn bình luận Khi mang thai các bạn cần biết những điều sau

Mời bạn đăng nhập để bình luận

Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này

TOP