Thai nhi không khỏe có những biểu hiện sau mẹ nên biết

Thai nhi không khỏe có những biểu hiện sau mẹ nên biết

Bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều khi bạn làm mẹ. Những dấu hiệu dù nhỏ xíu cũng khiến bạn cảm nhận được sự bất thường của con yêu. Khi nhận ra các tín hiệu dưới đây, cần hiểu và nhanh chóng xử lý để tránh các tác động lớn.

 

Những dấu hiệu cho thấy thai nhi không khỏe

Chuyển động thai nhi

Những cú máy đạp của bé khi ở tam cá nguyệt thứ hai trở đi chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển dộng nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Ví dụ, ở điều kiện bình thường thì bé sẽ chuyển động ít và nhẹ nhàng; nhưng nếu ở một số không gian kích thích thì chuyển động mạnh và nhanh hơn (ví dụ khi mẹ đói, uống nước lạnh, nằm nghiêng). Nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn.

Chảy máu âm đạo

Trong suốt thời kỳ mang thai, có hai lần tôi bị ra máu âm đạo, một lần khi 3 tháng và một lần ở tuần 20 thai kỳ. Máu chỉ là màu hồng, rỉ rỉ suốt một ngày và ngay lập tức tôi được các bác sĩ cho uống thuốc dưỡng thai vì có nguy cơ động thai. Các mẹ lưu ý, trong suốt thời gian mang thai, nếu mẹ thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung (nếu ở những tuần đầu thai kỳ), hoặc nguy cơ động thai, thậm chí là nguy cơ sảy thai, thai lưu (nếu thấy máu đỏ sậm). Lúc này mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi để dưỡng thai.

Nước ối trồi sụt

Một người bạn của tôi mang song thai, đến tuần thứ 22 của thai kỳ sảy ra hiện tượng truyền máu nhau thai, ối của hai túi thai bên nhiều bên ít, không lâu sau đó cô ấy bị thai lưu ở bên túi ối ít. Điều đó kéo theo thai còn lại cũng không giữ được (vì khi một torng hai thai chết lưu thì phải mang ra khỏi bụng mẹ, ở tuần thứ 22, thai còn lại dù còn sống cũng không tồn tại được lâu). Các mẹ lưu ý là nước ối là một trong những yếu tố duy trì tình trạng sống của thai nhi. Quá nhiều hoặc quá ít nước ối có thể là một dấu hiệu tình trạng không khỏe mạnh của thai nhi. Ối ít có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, thận thai nhi không đầy đủ. Vào những tuần cuối, thường xảy ra tình trạng cạn ối, mẹ uống nên nước râu ngô để cải thiện tình hình.

nhung-dau-hieu-cho-thay-thai-nhi-khong-khoe

Khám thai định kỳ giúp mẹ nắm chắc sức khỏe thai kỳ và tình trạng thai nhi (Ảnh: Internet)

Chiều cao tử cung

Mỗi lần khám thai, bác sĩ đều đo chiều cao tử cung để xác định sự phát triển của bé, đồng thời phỏng đoán kích thước, cân nặng thai nhi. Tam cá nguyệt đầu tiên, chiều cao tử cung phát triển chậm. Sang đến thai kỳ thứ hai, chiều cao tử cung phát triển nhanh hơn một chút và lại tăng trưởng chậm ở tuần 34 trở đi. Nếu tốc độ tăng trưởng ít hơn đáng kể so với các tiêu chí quy định sẽ dẫn đến thai tăng trưởng chậm, chậm phát triển.

Tim thai bất thường.

Các mẹ thường phỏng đoán giới tính thai nhi dựa vào nhịp tim. Nếu nhịp tim bé dưới 140 thì có thể bé là con trai, trên 140 là con gái. Tuy nhiên điều này chưa được… khoa học chứng minh. Nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút. Nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút nó phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai nhi.

Đau bụng bất thường

Dĩ nhiên, mẹ bầu cũng như người bình thường: sẽ đau bụng nếu ăn phải thực phẩm hỏng chẳng hạn. Nhưng mẹ cũng nên tinh ý phát hiện những bất thường như: đau bụng đột ngôt, đau từng cơn, co thắt. Bởi vì trong kỳ đầu mang thai, đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo thì có thể là cảnh báo sớm, đe dọa sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

nhung-dau-hieu-cho-thay-thai-nhi-khong-khoe

Khi đau bụng đột ngột, thất thường mẹ nên lưu ý để kiểm tra

Tăng huyết áp

Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở tuần thai 20. Nó gây ra tình trạng tăng huyết áp cho bà mẹ và nguy cơ trẻ mắc bệnh này cao gấp năm lần người mẹ. Thường thì mẹ sẽ có những lần tăng huyết áp so với bình thường ở các tuần thai cuối, gây ra chứng chóng mặt, phù nề tay chân. Nhưng nếu ở mức độ cho phép thì chuyện tăng huyết áp và phù nề không nguy hiểm lắm, sẽ tự hết sau khi sinh. Nhưng nếu huyết áp tăng cao đột ngột, phù nệ nặng, thì có thể dẫn tới tiền sản giật.

Chảy sữa thai kỳ

Có những bà mẹ sinh con dạ sẽ có sữa non sớm, từ tuần thứ 30 thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới sự phát triển bào thai và gây nguy cơ sảy thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.

Nếu quý khách có nhu cầu nhập mẫu vui lòng liên hệ với Vinakids

  • Địa chỉ: Tầng 2A tòa 27A3 Greenstars 234 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
  • Website: www.vinakids.vn
  • ĐT: 024 6666 1357/0988609664
  • Email: lienhe@vinakids.vn
Share:     
Mời bạn bình luận Thai nhi không khỏe có những biểu hiện sau mẹ nên biết

Mời bạn đăng nhập để bình luận

Hãy là người đầu tiên đánh giá về bài viết này

TOP